BỘ XÂY DỰNG BAN HÀNH QCVN 16:2017/BXD VỀ QUẢN LÝ VẬT
LIỆU XÂY DỰNG
Ngày 29/9/2017, Bộ Xây dựng đã có
Thông tư 10/2017/TT-BXD ban hành QCVN 16:2017/BXD thay thế QCVN 16:2014/BXD.
Sau gần 1 năm qua
nhiều đợt hội thảo và góp ý, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý vật liệu
xây dựng đã được ban hành thay thế.
Về nguyên tắc công bố
hợp quy:
a) Công bố hợp quy
phải dựa trên kết quả đánh giá, chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy;
b) Trường hợp sử dụng
kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài để chứng
nhận, công bố hợp quy thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa
nhận theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp sản
phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác
nhau thì sản phẩm, hàng hóa đó phải được thực hiện đăng ký công bố hợp quy tại
các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản
phẩm, hàng hóa đó đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo quy định tại
các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Các sản phẩm đã bỏ không còn chứng nhận hợp
quy:
- Thiết bị vệ sinh
- Sơn Epoxyl, sơn
Alkyd
- Cốt liệu lớn (đá xây
dựng).
- Cửa đi, cửa sổ
Các sản phẩm phải chứng nhận hợp quy bổ sung
- Ống Polyvinyl
clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho hệ thống cấp nước được đặt ngầm và nổi
trên mặt đất trong điều kiện có áp suất
- Ống nhựa
Polyetylen (PE) dùng để cấp nước
Về phương thức chứng
nhận hợp quy:
- Phương thức 1: Thử
nghiêm mẫu điển hình. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là 1 năm và giám sát
thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có
giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm. Phương
thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản
xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001 hoặc tương đương.
- Phương thức 5: Thử
nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử
nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá
trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm và giám
sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị
trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức này áp dụng đối với
các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài
đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo
quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
- Phương thức 7: Thử
nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy
chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét